Footage là gì? Bí quyết để tạo ra những footage đẹp mắt

Footage là một trong những thành phần không thể thiếu để tạo những video có độ hoàn chỉnh cao. Đối với những người mới bắt đầu học quay dựng video thì đây là khái niệm cần được tìm hiểu kỹ. Vì vậy bạn có thể theo dõi bài viết dưới đây của Ungdungcc để biết được footage là gì và những kinh nghiệm quay footage hữu ích nhất. 

Footage là gì?

Footage là gì chắc hẳn đang là khái niệm rất mới đối với những người vừa bước chân vào nghề quay dựng. Nói một cách dễ hiểu thì footage là những đoạn video thô chưa qua chỉnh sửa hiệu ứng, hậu kỳ. Để có được những thước phim hoàn chỉnh thì các đoạn footage phải được chỉnh sửa, biên tập kỹ lưỡng. 

Trong một số trường hợp tùy vào mục đích khác nhau mà các đoạn footage đã được chỉnh sửa sẽ được làm footage cho những cảnh quay khác. Những đoạn footage này sẽ được cân nhắc sử dụng phù hợp nhất để tạo ra những thước phim hoàn chỉnh.

Footage là gì? 

Footage là gì?

Lợi ích của video footage

Những cảnh quay footage mang đến những lợi ích gì cho bạn? Cùng tìm hiểu ngay dưới đây. 

  • Đầu tiên, footage sẽ giúp cho bạn tiết kiệm được nhiều thời gian và kinh phí quay dựng trong bất kỳ lĩnh vực nào như youtuber, streamer, kinh doanh, các nhãn hàng lớn,…Sử dụng những đoạn footage chất lượng giúp bạn có thể tận dụng cho những lần chỉnh sửa sau với nhiều cách dựng cảnh khác nhau. Từ đó mà chiến dịch marketing của bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí quay dựng. 
  • Tạo ra những sản phẩm chuyên nghiệp với những đoạn video footage có giá trị giúp bạn dễ dàng chỉnh sửa thành nhiều ý tưởng video khác nhau mang tính nghệ thuật. 
Lợi ích mang đến của video footage

Lợi ích mang đến của video footage

Các định dạng footage video hiện nay

Footage có 3 loại định dạng video chính là A-Roll, B-Roll và RAW footage. Cụ thể về những đặc điểm của các định dạng footage là gì sẽ được giới thiệu ngay dưới đây. 

A-Roll

A-Roll là những cảnh quay chính kèm với âm thành để tạo ra một video liền mạch. Định dạng này thường là các cảnh quay không thể thiếu trong các bộ phim tài liệu, tin tức, cảnh quay thực tế, talk show,…

Tuy nhiên, một video hoàn chỉnh nếu chỉ có những cảnh A-Roll thì sẽ rất nhàm chán, khiến khán giả không muốn xem tiếp. Vì thế mà các editor sẽ thêm các đoạn video footage B-Roll để tăng đêm độ hấp dẫn, mượt mà khi xem.

A-Roll

A-Roll

B-Roll

Vậy B-Roll footage là gì? Đây là những cảnh quay được bổ sung để minh họa cho những đoạn A-Roll không còn cảm giác đơn điệu. Các cảnh quay của B-Roll thường nằm ở các khu vực mới với chất lượng cao và không có một mạch truyện nhất định nào cả. B-Roll có tính đa dạng, có thể là cảnh quay bầu trời, bay vô hướng, bay và có thêm hiệu ứng,…

B-Roll

B-Roll

RAW Footage

RAW Footage là những cảnh quay thô chưa được qua xử lý từ cảm biến máy ảnh của hình ảnh. Các đơn vị sản xuất phim đều thích những thước phim thô vì chúng có chất lượng cao và sau khi chỉnh sửa hiệu ứng thì vẫn có thể giữ nguyên màu sắc, chi tiết và ánh sáng chân thực.

RAW Footage là gì?

RAW Footage là gì?

Phân loại footage

Các loại footage hiện nay cũng rất đa dạng cùng với sự phát triển của ngành điện ảnh, quay dựng. Chi tiết những loại footage này là gì, có đặc điểm ra sao sẽ được giới thiệu ngay dưới đây. 

Cảnh thiết lập (Establishing Shot)

Cảnh thiết lập thường là những cảnh đầu tiên mà người xem nhìn thấy trong video mang đến một góc nhìn toàn cảnh rộng lớn như một tòa nhà, bãi đất, một góc của thành phố nhất định. Cảnh này sẽ giúp bạn hình dung được toàn cảnh không gian cực kỳ cuốn hút, thu hút bạn phải xem những cảnh quay tiếp theo.

Cảnh thiết lập (Establishing Shot)

Cảnh thiết lập (Establishing Shot)

Cảnh toàn viễn (Extreme Wide Shot)

Cảnh toàn viễn là cảnh quay từ góc xa giúp người xem nhìn được toàn cảnh của góc quay đó, có thể để giới thiệu hoặc thu hút người xem với cảnh quan của khu vực đó. Cảnh footage này phải đảm bảo cho người xem quan sát được vị trí, quy mô và khoảng cách để hấp dẫn thị giác.

Cảnh toàn viễn (Extreme Wide Shot)

Cảnh toàn viễn (Extreme Wide Shot)

Toàn cảnh (Wide Shot (WS) hoặc Long Shot (LS)

Cảnh quay toàn cảnh sẽ giúp cho khán giả thấy được tất cả những nhân vật có trong khung hình. Footage này khác với cảnh toàn viễn ở chỗ người xem sẽ thấy được toàn bộ nhân vật với khoảng cách gần hơn, rõ hơn.

Toàn cảnh (Wide Shot (WS) hoặc Long Shot (LS)

Toàn cảnh (Wide Shot (WS) hoặc Long Shot (LS)

Cảnh trung (Medium Shot)

Cảnh trung là những cảnh quay từ thắt lưng của nhân vật trở lên. Những footage này giúp người xem biết được cảm xúc và nét mặt của diễn viên rõ hơn.

Cảnh trung (Medium Shot)

Cảnh trung (Medium Shot)

Cận cảnh – Close-Up (CU)

Cận cảnh là những cảnh quay chỉ quay một nhân vật cụ thể dùng để miêu tả cảm xúc, sắc thái của nhân vật trong cảnh quay đó. Những footage cận cảnh có vai trò vô cùng quan trọng quyết định đến cảm nhận của người xem.

Cận cảnh – Close-Up (CU)

Cận cảnh – Close-Up (CU)

Cảnh đặc tả – Extreme Close Up (ECU / XCU)

Cảnh đặc tả là những cảnh rất gần với người xem khi chỉ quay ở một bộ phận hoặc một đặc điểm nổi bật của nhân vật cụ thể gây ấn tượng cho người xem. Những cảnh đặc tả thường quay ở vị trí mắt, miệng hoặc vết sẹo của nhân vật đó.

Cảnh đặc tả – Extreme Close Up (ECU / XCU)

Cảnh đặc tả – Extreme Close Up (ECU / XCU)

Point of View (POV)

Cảnh POV có nghĩa là những cảnh tầm nhìn của nhân vật. Những cảnh quay này được được đặt giữa 2 nhân vật hoặc của một nhân vật cụ thể tới khoảng cách xác định để thể hiện cảm xúc của nhân vật.

Point of View (POV)

Point of View (POV)

Các cách tạo ra footage đẹp tuyệt vời

Để có những đoạn video chuyên nghiệp thì bạn cần có những cảnh footage chất lượng bằng những phương pháp khác nhau. Dưới đây sẽ là một số cách tạo ra footage tuyệt vời mà bạn có thể tham khảo. 

Storyboard

Storyboard là bước cực kỳ quan trọng mà bạn không nên xem nhẹ khi quay footage do có tác dụng hiện thực hóa ý tưởng video của bạn qua bản phác thảo trên giấy. Vì vậy mà bạn nên vẽ storyboard trước khi bấm máy để hình dung các chi tiết rõ hơn.

Chuẩn bị Storyboard

Chuẩn bị Storyboard

Quay ở 24frs

Các máy quay đời mới đều có hai chế độ quay để bạn lựa chọn là 24frs và 30frs. Nếu muốn footage của bạn ấn tượng hơn thì nên quay ở mức 24frs hoặc có thể thay đổi linh hoạt giữa hai chế độ tùy vào mục đích của bạn.

Quay footage ở 24frs

Quay footage ở 24frs

Không sử dụng zoom

Ở thời điểm gần đây thì các bộ phim điện ảnh nổi tiếng rất ít khi sử dụng tính năng zoom trong quá trình quay mà thay vào đó là dũng kỹ thuật dolly. Bằng cách cho camera chuyển động tiến hoặc lùi để quay toàn được cảnh hoặc cảnh cận giúp cảnh quay mượt mà, bắt mắt hơn.

Không sử dụng zoom

Không sử dụng zoom

Prime lens

Prime lens được hiểu là góc xem không thể thay đổi và ống kính sẽ có mức tiêu cự cố định cũng như khẩu độ tối đa từ f2.8 đến f1.2. Khi sử dụng prime lens, dù bạn có di chuyển thì cũng không để phóng to hoặc thu nhỏ cảnh quay nhưng sẽ có độ sắc nét cao hơn trong điều kiện thiếu sáng  cùng khả năng xóa phông ấn tượng.

Prime lens

Prime lens

Quay RAW Footage

Nếu muốn những cảnh quay của mình chất lượng hơn thì bạn nên quay ở chế độ RAW footage. Với cách này sẽ giúp các tập tin video nhỏ hơn hoặc lưu trữ nhiều thông tin hơn.

Quay RAW Footage

Quay RAW Footage

Chỉnh màu

Và cuối cùng, để các footage của bạn trở nên sống động, bắt mắt hơn thì không thể bỏ qua bước chỉnh màu quan trọng. Ở bước này sẽ cần người chỉnh sửa có kinh nghiệm lâu năm để đảm bảo thước phim có màu phù hợp nhất. Nếu bạn là người mới thì có thể tham khảo qua một số phần mềm chỉnh màu footage siêu đẹp dưới đây: 

  • Corel VideoStudio
  • LightWorks
  • Davinci Resolve
Chỉnh màu

Chỉnh màu

Bài viết trên của Ungdungcc đã giúp bạn đọc hiểu về footage là gì cũng như những thông tin bổ ích về footage. Hy vọng với những chia sẻ trên thì bạn có thể nắm được những điểm quan trọng của footage trong quá trình làm phim, quay dựng video.

>>> Xem ngay: 5+ Cách ghép nhạc vào video bằng ứng dụng hữu ích 2024