Shopee là một trong những sàn thương mại điện tử vô cùng quen thuộc với giới trẻ ngày nay với lượng người dùng lên tới hàng trăm triệu người. Những thông tin cơ bản về Shopee như thời gian thành lập, chủ sở hữu liệu bạn đã biết? Hãy cùng Ungdungcc theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm về những thông tin bổ ích này nhé!
Giới thiệu về Shopee
Cùng tìm hiểu những thông tin về ứng dụng Shopee ngay dưới dây.
Shopee là gì? Đến từ nước nào?
Shopee là một trang thương mại điện tử dùng để mua sắm, buôn bán nổi tiếng hàng đầu tại khu vực Đài Loan và Đông Nam Á. Được thành lập bởi SEA của Forrest Li ở Singapore từ 2015, Shopee hiện đã phủ sóng tại 7 quốc gia ở khu vực Châu Á bao gồm: Đài Loan, Malaysia, Indonesia, Singapore, Philippin, Thái Lan và Việt Nam.
Ứng dụng Shopee được đánh giá là sàn thương mại điện tử dễ sử dụng, với thao tác nhanh chóng, dễ dàng giúp người mua tìm được sản phẩm phù hợp.
Giới thiệu về công ty Shopee
Công ty Shopee cung cấp các sản phẩm đa dạng, từ quần áo, giày dép đến đồ gia dụng, mỹ phẩm,…Doanh thu của shopee tăng trưởng rất mạnh mẽ từ khi mới thành lập, cho tới hiện tại đã có hơn 160 triệu người dùng, khoảng 6 triệu người bán với hơn 7000 mặt hàng được phân phối.
Shopee hoạt động dựa trên mô hình kinh doanh Win – Win, cả đôi bên cùng có lợi, ngày càng trở thành kênh bán hàng top đầu đi cùng với Facebook hay Youtube. Các tính năng của shopee rất đa dạng, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khách hàng như:
- Xây dựng trên nền tảng thiết bị di động bao gồm hệ điều hành IOS và Android
- Khách hàng có thể trò chuyện trực tiếp với cửa hàng trên Shopee
- Thanh toán an toàn với đa dạng phương thức thanh toán khác nhau (Tiền mặt, Shopee Pay, Tài khoản ngân hàng, SPay Later,…)
- Sử dụng miễn phí ứng dụng
- Vận chuyển an toàn, nhanh chóng, tiết kiệm với các đơn vị vận chuyển uy tín (SPX, J&T, Viettel Post, Giao Hàng Nhanh, Ninja Van,…)
Ai là người sở hữu Shopee
Shopee được thành lập từ 2015 bởi tập đoàn SEA và có trụ sở chính ở Singapore. Tuy nhiên thì cổ đông lớn nhấn của Shopee lại là Tencent đến từ Trung Quốc. Người thành lập nên Shopee là tỷ phú Forrest Li nhưng không lại không phải là người sở hữu. Bởi Shopee là công ty con của tập đoàn SEA, tập đoàn này được sở hữu bởi các cổ đông là:
- Tập đoàn công nghệ ở Trung Quốc – Tecent nắm 39.7 cổ phần
- Ông Forrest Li với 35% cổ phần
- Ông Gang Ye – giám đốc công nghệ tại SEA với 10% cổ phần
- Cùng một số cổ đông khác
Shopee gia nhật vào thị trường Việt Nam từ khi nào?
Khoảng tháng 8/2016, Shopee chính thức ra nhập thị trường Việt Nam sau hơn 1 năm hoạt động. Hiện tại, CEO của Shopee Việt Nam đang là ông Pine Kyaw người Singapore. Sau 6 năm hoạt động tại thị trường Việt, Shopee đã đạt được những thành tựu ấn tượng, trở thành nền tảng quen thuộc với nhiều người đặc biệt là giới trẻ.
Trên Shopee bán những mặt hàng nào?
Những mặt hàng được bán trên Shopee rất đa dạng từ thời trang, gia dụng, làm đẹp hay thể thao đều có với mức giá từ thấp đến cao. Với sự đa dạng này, người dùng sẽ có nhiều sự lựa chọn theo đặc tính của từ sản phẩm. Nếu có phát hiện hàng giả, hàng nhái thì gian hàng đó sẽ bị ngưng hoạt động vĩnh viễn để tạo niềm tin cho khách hàng.
Các hình thức thanh toán được cung cấp bởi Shopee
Trong thời đại công nghệ số phát triển, các hình thức thanh toán trên Shopee cũng ngày càng đa dạng hơn. Quý khách có thể thanh toán bằng tiền mặt, tài khoản ngân hàng hoặc ví Shopee Pay đã liên kết với ngân hàng để thanh toán trước. Ngoài ra, một số phương thức thanh toán mới cũng được áp dụng tại Shopee như Spay Later (tài khoản trả sau) hoặc Thẻ tín dụng.
Đối với những phương thức trả trước, khi sản phẩm có vấn đề và được hoàn trả lại, Shopee sẽ hoàn tiền đầy đủ cho khách hàng ngay khi hoàn tất thủ tục.
Tìm hiểu ưu và nhược điểm của ứng dụng Shopee
Ở thời điểm hiện tại thì ứng dụng Shopee đã trở nên rất phổ biến và được sử dụng bởi rất nhiều người dân nước ta. Dưới đây là một số những ưu điểm và hạn chế khi sử dụng ứng dụng mà quý đọc giả có thể tham khảo qua:
Ưu điểm
- Shopee có giao diện và cách sử dụng quen thuộc, dễ dàng cho cả người bán và người mua.
- Luôn bảo vệ quyền lợi cho cả người mua và người bán.
- Người dùng có cơ hội nhận xu tích điểm khi giới thiệu cho bạn bè, mua hàng và quà tặng hằng ngày. Shopee tạo điều kiện cho người mua kiếm được nhiều xu đổi thưởng bằng các trò chơi, chăm sóc cây online,…
- Rất nhiều chương trình khuyến mãi và mã giảm giá được cung cấp cho khách hàng hàng tháng, hằng ngày.
- Giá cả cạnh tranh cao so với các sàn thương mại điện tử khác.
- Người mua có thể theo dõi tình trạng đơn hàng và sẽ nhận được thông báo khi đơn hàng được giao đến tận nhà.
Nhược điểm
Một số hạn chế vẫn còn tồn tại của Shopee như:
- Không có chức năng đặt hàng hộ.
- Vẫn xảy ra tình trạng thất lạc đơn hàng
- App có thể bị đơ, lag khi số lượng người dùng quá nhiều
- Nếu khách hàng không tìm hiểu kỹ về sản phẩm thì độ uy tín của gian hàng cũng không phải là yếu tố đảm bảo.
Có thể thấy được độ phủ sóng của Shopee hiện nay đã vô cùng rộng rãi, là thói quen mua sắm của nhiều người, đặc biệt là dân công sở không có nhiều thời gian shopping. Còn chần chờ gì nữa mà không nhanh tay tải app và trải nghiệm thôi nào!